Thi Công Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy
Phòng cháy Thịnh Nam Tiến đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, tư vấn, lắp đặt, thi công phòng cháy chữa cháy. Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, công ty đã trở thành một trong những đơn vị thi công PCCC uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Thịnh Nam Tiến đã được đông đảo khách hàng biết đến với chất lượng thi công công trình tốt; phong cách làm việc chuyên nghiệp; đội ngũ công nhân, kỹ sư giàu kinh nghiệm và các thiết bị PCCC chất lượng cao đạt tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.
Ưu điểm khi lựa chọn Thịnh Nam Tiến làm nhà thi công
Lựa chọn Phòng cháy Thịnh Nam Tiến, các bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ thi công phòng cháy chữa cháy tốt nhất với mức giá thành tốt nhất trên thị trường được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư, công nhân giàu kinh nghiệm.
-Đội ngũ công nhân,kỹ sư giàu kinh nghiệm
Đội ngũ công nhân kĩ sư đầy kinh nghiệm,nhiệt huyết
Đội công nhân, kỹ sư là sức mạnh và là một phần quan trọng mang đến sự thành công cho Phòng cháy Thịnh Nam Tiến.
Tất cả kỹ sư của chúng tôi đều là những người có kiến thức chuyên môn cao, kỹ năng, kiến thức sâu rộng. Phần lớn kỹ sư của Thịnh Nam Tiến đã tham gia vào các lĩnh vực thiết kế, tư vấn, thi công trong các hạng mục cơ điện, phòng cháy chữa cháy cho nhiều tòa nhà, công trình xây dựng,…
Sức trẻ, niềm đam mê, sự nhiệt tình, trung thực và chân thành mà đội ngũ công nhân viên của Thịnh Nam Tiến đang có chắc chắn sẽ đem đến những giải pháp tốt nhất từ việc khảo sát, thiết kế hệ thống PCCC cho đến thi công, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC
-Quy trình làm việc chặt chẽ, khoa học
Phòng cháy Thịnh Nam Tiến tiến hành triển khai các hạng mục PCCC theo quy trình xuyên suốt, chặt chẽ từ quá trình thiết kế, thẩm duyệt, thi công, nghiệm thu, kiểm định đến bảo trì hệ thống PCCC.
Khi thực hiện công việc thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy, công ty chúng tôi luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn an toàn về thi công PCCC, bản hành và bảo trì tốt nhất hệ thống phòng cháy chữa cháy dài hạn cho các công trình đã thi công.
-Gía thành cạnh tranh nhất thị trường
Thi công phòng cháy chữa cháy
Chính vì có quy trình làm việc khoa học, chặt chẽ nên Phòng cháy Thịnh Nam Tiến có khả năng thiết kế, thẩm duyệt bản vẽ PCCC, nghiệm thu PCCC trong thời gian nhanh nhất giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức và cả chi phí.
Cùng với đó, không chỉ chuyên thi công hệ thống PCCC mà Thịnh Nam Tiến còn phân phối trực tiếp, chính hãng rất nhiều mặt hàng, thiết bị, phụ kiện,… phòng cháy chữa cháy. Nhờ đó, quý khách có thể sử dụng những thiết bị chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất.
Nhiệm vụ của Phòng cháy Thịnh Nam Tiến là cung cấp các thiết bị, dịch vụ PCCC tốt nhất với giá thành hợp lý nhất. Đồng thời, Thịnh Nam Tiến cũng luôn cố gắng cung cấp giải pháp PCCC riêng cho nhu cầu của từng khách hàng cụ thể; để từ đó tăng thêm giá trị cho các đơn vị đối tác.
Các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy
Để thiết kế hệ thống PCCC theo đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn PCCC Việt Nam có thể đảm bảo an toàn cho công trình được thiết kế và lắp đặt và đạt được yêu cầu của Cảnh sát PCCC cần áp dụng tất cả những tiêu chuẩn sau.
- TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
- TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất và không nối đất các thiết bị điện
- TCVN 5307:2009 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu thiết kế
- TCVN 5334:2007 Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng
- TCVN 5507:2002 Hoá chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển
- TCVN 5684:2003 An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu – Yêu cầu chung
- TCVN 5738:2000 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 6101:1990 Thiết bị chữa cháy – Hệ thống chữa cháy Cacbon Dioxit thiết kế và lắp đặt
- TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kê
- TCVN 6223:1996 Cửa hàng khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu chung về an toàn
- TCVN 6223:2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) – Yêu cầu chung về an toàn
- TCVN 6290:1997 Chai chứa khí – Chai chứa các khí vĩnh cửu – Kiểm tra tại thời điểm nạp khí
- TCVN 6292:1997 Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp lại
- TCVN 6034:1997 Chai chứa khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và bảo quản
- TCVN 6484:1999 Khí đốt hoá lỏng (LPG) – Xe bồn vận chuyển – Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng
- TCVN 7161-1:2002 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung
- TCVN 7161-9:2009 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống Phần 9: Chất chữa cháy HFC 227EA
- TCVN 9206:2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 9207:2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
- TCVN 4879:1989 Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn
- TCVN 5065:1990 Khách sạn – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 6161:1996 Phòng cháy chữa cháy – Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế
- TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 7278-1:2003 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật dối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước
- TCVN 7278-2:2003 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước
- TCVN 7278-3:2003 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 3: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy hòa tan được với nước
- TCVN 48:1996 Phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp thương mại và dịch vụ – Những quy định chung
Trình tự thi công phòng cháy chữa cháy
Trình tự thi công phòng cháy chữa cháy gồm 2 giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn tiến hành thi công được tiến hành như sau:
Giai đoạn chuẩn bị thi công phòng cháy chữa cháy
Trong giai đoạn chuẩn bị, Phòng cháy Phúc Thành sẽ tiến hành làm những công việc sau:
Lập bản vẽ triển khai thi công công trình
Lập bản vẽ hệ thống phòng cháy chữa cháy
Trước khi tiến hành thi công công trình phòng cháy chữa cháy, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện phải tiến hành thiết kế, lập bản vẽ triển khai thi công công trình Phòng cháy chữa cháy cụ thể. Sau đó gửi lên các cơ quan như cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ để xét duyệt và cho phép thi công.
Vật tư vật liệu
Tất cả các vật liệu phải trình trước khi đưa vào công trình và phải đúng chuẩn loại theo hồ sơ giao thầu hoặc trúng thầu, hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt từ trước.
Nếu muốn thay đổi chủng loại vật liệu thì phải trình cho chủ đầu tư cũng như nhân viên tư vấn thiết kế biết và xem xét ký duyệt trước khi đưa vào công trình xây dựng.
Khi đưa ra các vật tư vật liệu vào công trình để tiến hành thi công sẽ lập phiếu chấp thuận; đồng thời cung cấp các hồ sơ pháp lý có nguồn gốc xuất xứ và chứng nhận hàng hóa của các loại vật tư vật liệu đã được trình ký duyệt.
Với những vật liệu, vật tư nhập khẩu từ nước ngoài phải phù hợp các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế.
Thiết bị và lực lượng lao động
Về thiết bị
Thiết bị phòng cháy chữa cháy phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng được tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế có liên quan.
Về lực lượng lao động
Cán bộ chỉ huy công trường và cán bộ kỹ thuật phải có trình độ năng lực và kinh nghiệm thi công các công trình tương tự.
Kỹ thuật thi công
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định, quy phạm thi công ở mọi khâu, mọi công việc.
- Chọn giải pháp kỹ thuật hợp lý, phù hợp với thực tế.
- Giải quyết kịp thời các sự cố phát sinh (nếu có).
- Trước khi hoàn thiện dự án cần mời chuyên gia Bộ Công an hoặc đơn vị có thẩm quyền chuyên ngành kiểm tra, đánh giá và tư vấn thêm.
Giai đoạn thi công phòng cháy chữa cháy
Cài đặt,lập trình tủ trung tâm trong hệ thống pccc
Tùy theo từng hệ thống báo cháy, chữa cháy mà các bước thi công sẽ được tiến hành khác nhau và phải được tiến hành, giám sát bởi những kỹ sư có chuyên môn, kinh nghiệm. Nhưng về cơ bản, các bước thi công PCCC diễn ra như sau:
Thi công hệ thống báo cháy tự động
Các thiết bị chính trong hệ thống báo cháy tự động
- Tủ trung tâm báo cháy (thường hoặc địa chỉ tùy vào nhu cầu sử dụng)
- Đầu báo cháy (lửa, khói, quang,… tùy theo đặc điểm từng khu vực).
- Nút ấn báo cháy khẩn cấp
- Chuông, còi, đèn báo cháy
- Bảng hiển thị phụ
- Module giám sát và module điều khiển (với hệ thống báo cháy địa chỉ)
Quy trình lắp đặt hệ thống báo cháy
- Bước 1: Đi dây tất cả các vị trí lắp đặt đầu báo, chuông đèn về vị trí đặt trung tâm báo cháy.
- Bước 2: Tiến hành đo điện trở cách điện, đo thông mạch cho hệ thống dây đã lắp đặt.
- Bước 3: Lắp đặt thiết bị (đầu báo cháy, chuông đèn, tủ trung tâm,…)
- Bước 4: Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống và cho chạy thử thiết bị.
Các thiết bị chính trong hệ thống chữa cháy họng nước vách tường
- Bồn/ bể chứa nước
- Họng nước chữa cháy (van khóa, vòi, lăng phun)
- Hộp đựng phương tiện chữa cháy
- Cuộn vòi chữa cháy
- Đầu phun
- Thiết bị bơm (thường là máy bơm)
- Hệ thống đường ống và phụ kiện
- Van góc chữa cháy
- Lăng phun chữa cháy
Quy trình lắp đặt hệ thống chữa cháy họng nước vách tường
Thi Công Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler:
Các thiết bị trong hệ thống chữa cháy Sprinkler
- Đường ống Sprinkler gồm đường ống cấp chính, đường ống ngang chính và đường ống nhánh.
- Đầu phun Sprinkler
- Tủ điều khiển bơm chữa cháy
- Máy bơm chữa cháy
- Thiết bị duy trì áp lực đường ống
- Cụm van kiểm tra mở máy
Thi công hệ thống chữa cháy Sprinlker
Quy trình lắp đặt hệ thống chữa cháy Sprinkler
Bước 1: Khảo sát mặt bằng chung, đo lường sau đó thiết kế thành một bản vẽ hoàn chỉnh, bóc tách lên khối lượng thiết bị vật tư chính xác và cụ thể, ngay sau khi được thẩm duyệt tiến hành thi công.
Bước 2: Dựa vào bản vẽ chuẩn bị đo đạc lấy dấu và cắt để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy.
Bước 3: Lắp đặt đường ống đi ngầm dưới đất và các ống đi phía trên theo đúng với yêu cầu của bản vẽ về vị trí và phải cố định, gắn chặt theo từng kết cấu của tầng nhà.
Bước 4: Thực hiện kết nối ống, lắp đặt đầu phun Sprinkler và các phụ kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
Bước 5: Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
Bước 6: Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
Bước 7: Đấu nối hoàn thiện hệ thống.
Thi Công Hệ Thống Chữa Cháy Bọt Foam
Thi công hệ thông chữa cháy bọt Foam
Các thiết bị chính trong hệ thống chữa cháy bọt Foam
- Nút ấn báo cháy
- Đầu báo cháy (khói, nhiệt)
- Tủ điều khiển trung tâm
- Đầu phun Foam
- Bồn chứa hợp chất
- Bộ trộn Foam
- Ống dẫn, lăng phun Foam
Quy trình thi công hệ thống chữa cháy bọt Foam
Bước 1: Khảo sát mặt bằng chung, đo lường sau đó thiết kế thành một bản vẽ hoàn chỉnh, bóc tách lên khối lượng thiết bị vật tư chính xác và cụ thể, ngay sau khi được thẩm duyệt tiến hành thi công.
Bước 2: Dựa vào bản vẽ chuẩn bị đo đạc lấy dấu và cắt để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy.
Bước 3: Lắp đặt bồn chứa hợp chất; đường ống đi ngầm dưới đất và các ống đi phía trên theo đúng với yêu cầu của bản vẽ về vị trí và phải cố định, gắn chặt theo từng kết cấu của tầng nhà.
Bước 4: Thực hiện kết nối ống, lắp đặt ống dẫn, lăng phun Foam và các phụ kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
Bước 5: Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
Bước 6: Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
Bước 7: Đấu nối hoàn thiện hệ thống.
Thi Công Hệ Thống Chữa Cháy Khí
Các thiết bị chính trong hệ thống chữa cháy khí
- Tủ trung tâm xả khí
- Đầu báo cháy (khói/ nhiệt)
- Còi, đèn báo xả khí
- Nút ấn còi báo động
- Nút ấn xả khí bằng tay
- Nút nhấn tạm dừng xả khí
- Đầu phun xả khí
- Hệ thống đường ống
- Bình khí (CO2/ Nitơ/ FM200/ NOVEC 1230) và phụ kiện/ máy phun khí Aerosol
Quy trình thi công hệ thống chữa cháy khí
Bước 1: Khảo sát mặt bằng chung, đo lường sau đó thiết kế thành một bản vẽ hoàn chỉnh, bóc tách lên khối lượng thiết bị vật tư chính xác và cụ thể, ngay sau khi được thẩm duyệt tiến hành thi công.
Bước 2: Dựa vào bản vẽ chuẩn bị đo đạc lấy dấu và cắt để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy.
Bước 3: Làm hệ thống giá đỡ cụm bình chứa khí; lắp đặt đường ống đi ngầm dưới đất và các ống đi phía trên theo đúng với yêu cầu của bản vẽ về vị trí và phải cố định, gắn chặt theo từng kết cấu của tầng nhà.
Bước 4: Thực hiện kết nối ống, lắp đặt đầu phun xả khí và các phụ kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
Bước 5: Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
Bước 6: Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
Bước 7: Đấu nối hoàn thiện hệ thống.
Hệ Thống Chữa Cháy Bình Xách Tay
Bình chữa cháy xách tay
Ngoài hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, công trình còn phải được bố trí lắp đặt bình chữa cháy xách tay tại các lối thoát nạn, đảm bảo đủ điều kiện để dập tắt đám cháy ở giai đoạn đầu mới phát sinh, thích hợp với tất cả các nhóm cháy, an toàn cho các vật dụng được chữa cháy của tòa nhà, nhà máy.
Mỗi bình chữa cháy xách tay phải được cung cấp bao gồm ống mềm vòi phun và đai lắp loại thông dụng, đạt tiêu chuẩn. Cơ cấu kích hoạt phải đạt tiêu chuẩn, dễ sử dụng, đáng tin cậy, thao tác nhanh gọn. Phương pháp vận hành được ghi ro trên bình chữa cháy. Trên nhãn cũng được cung cấp chi tiết về cách lắp đặt và bảo dưỡng.
HÃY LIÊN HỆ THỊNH NAM TIẾN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ CHÍNH XÁC NHẤT!
THÔNG TIN LIÊN HỆ :
Công ty TNHH MTV Thương Mại Dịch Vụ Thịnh Nam Tiến
-Địa chỉ: A15 Golden City 1, Quốc lộ 13, Khu dân cư Mỹ Phước 4, Khu A, Thị xã Bến Cát, Bình Dương
-CN: Số 46, Đại Lộ Bình Dương, P. Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương (Ngã tư địa chất)
-Điện thoại: 0708291111-0944.029.379
-Email: thinhnamtien1113@gmail.com